Sự xuất hiện của nền kinh tế chia sẻ[8] Kinh tế chia sẻ

Kể từ khi cuốn sách về sự gia tăng của tiêu dùng cộng tác được công bố bởi BotsmanRogers [9], kinh tế chia sẻ đã trở thành một từ được sử dụng phổ biến trên các phương tiện truyền thông xã hội [10] [11]. Các thuật ngữ “kinh tế chia sẻ”, “tiêu dùng cộng tác” và “kinh tế ngang hàng” là những thuật ngữ thường xuyên được sử dụng để mô tả các hiện tượng như chia sẻ ngang hàng những sự tiếp cận vào hàng hóa và dịch vụ không được tận dụng một cách triệt để, ưu tiên việc sử dụng và khả năng tiếp cận sản phẩm dịch vụ hơn là việc sở hữu nó [12] [13]. Tuy nhiên, kinh tế chia sẻ thay đổi cách chúng ta hiểu về những gì đang xảy ra bằng cách xem xét lại thiết kế mô hình kinh doanh và việc ra quyết định hàng ngày. Điều này vừa là cơ hội, vừa là thử thách [14] [15]. Những công ty mới gia nhập vào nền kinh tế chia sẻ, chẳng hạn như AirBnB là một ví dụ điển hình khi chỉ với một vài năm phát triển, nó đã đứng đầu chuỗi khách sạn quốc tế truyền thống hàng đầu và đang mở rộng ra thế giới.

Kinh tế chia sẻ bắt nguồn từ thời kỳ cổ đại trong việc chia sẻ giữa các thành viên gia đình và bạn bè thân thiết [16]. Đầu năm 2000, để đáp ứng tình trạng hạn chế tài nguyên ngày càng tăng cao, xã hội bắt đầu sử dụng Internet để tăng cường hiệu quả chia sẻ bằng cách liên kết thế giới trực tuyến và ngoại tuyến, từ đó kinh tế chia sẻ ra đời như một giải pháp cho vấn đề này [17]. Các hoạt động của kinh tế chia sẻ bắt đầu với mục đích phi lợi nhuận, chẳng hạn như CouchsurfingFreecycle và dần dần phát triển thành một mô hình kinh doanh lớn bằng cách lấy một phần phí chia sẻ, như Uber và Airbnb [18]. Giữa năm 2011 và 2012, thuật ngữ “nền kinh tế chia sẻ” được đưa ra bàn luận trên nhiều diễn đàn, với một số mô hình kinh doanh thành công dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ số ở Thung lũng Silicon là Airbnb và Uber [19]. Các học giả đã tạo ra các thuật ngữ khác nhau trong việc nắm bắt các ý nghĩa khác nhau của kinh tế chia sẻ dựa trên nền tảng chuyên ngành của mình, như nền kinh tế đạo đức từ xã hội học hậu hiện đại [20] và tiêu dùng dựa trên lượng truy cập từ kinh tế học vi mô tân cổ điển[21]. Ví dụ, Stephany cho rằng kinh tế chia sẻ được vận hành bởi các giá trị trong việc tận dụng các tài sản chưa khai thác sử dụng hết và khiến chúng có thể được tiếp cận bởi cộng đồng, dẫn đến nhu cầu quyền sở hữu giảm [22]. Trong khi đó, Belk đối xử với người dùng với tư cách là cộng tác viên bằng cách nhấn mạnh rằng kinh tế chia sẻ là người dùng điều phối việc mua lại và phân phối tài nguyên với một khoản phí hoặc khoản bồi thường khác [23]. Một cuộc kiểm tra chi tiết về các thuật ngữ trong các chuyên ngành khác nhau được trình bày trong công trình của DredgeGyimóthy [24]. Mặc dù không có định nghĩa chính xác về những gì cấu thành nền kinh tế sẻ chia, các nhà hoạch định chính sách, học giả và học viên tin rằng nó đã bắt đầu biến đổi nhiều khía cạnh của hệ thống kinh tế xã hội hiện tại của chúng ta bằng cách cho phép các cá nhân, cộng đồng, tổ chức và các nhà hoạch định chính sách nhìn nhận lại về cách chúng ta sống, phát triển , kết nối và duy trì [25] [26] [27].